Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, bước vào năm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam xác định mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy vai trò dẫn dắt, quảng bá, tạo dấu ấn và nâng cao hơn nữa vị thế đất nước; tiếp tục tăng cường quan hệ của chúng ta với các đối tác, nhất là khi năm nay Việt Nam cũng đang giữ vai trò Thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Trước khi giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cũng đã có những chuẩn bị kỹ càng trong năm 2019 về tổ chức bộ máy nhân sự, chủ đề của năm 2020 là "Gắn kết và Chủ động thích ứng".
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng thông tin tại buổi tập huấn. (Ảnh: Thảo Hương)
“Gắn kết” tức là ASEAN đoàn kết thống nhất thông qua gắn bó về lợi ích trước tình hình thế giới đầy biến động, phức tạp; “Thích ứng” là sự chủ động trước các biến động, thách thức phi truyền thống, cạnh tranh chiến lược nước lớn và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã xây dựng nhiều sáng kiến cụ thể trên 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN là Chính trị an ninh, Kinh tế và Văn hóa xã hội.Liên Hợp Quốc.
Bên cạnh đó, trong năm giữ vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đặt ra 5 mục tiêu ưu tiên, gồm: Thúc đẩy đoàn kết và thống nhất, duy trì môi trường hòa bình, an nnh và ổn định ở khu vực; Thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; Thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN, tăng cường nhận thức và nhận diện về cộng đồng ASEAN; Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững; Nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN. Trên cơ sở mục tiêu này, các bộ ngành đã xây dựng nhiều sáng kiến, kết quả cụ thể trên 3 trụ cột cộng đồng.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã thực hiện tốt, chủ động, linh hoạt ứng phó với nhiều diễn biến trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt trước tác động của dịch Covid-19. Theo đó, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nhưng chưa lan rộng, chúng ta đã kịp thời tổ chức 1 loạt các hoạt động quan trọng: Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng, Hội nghị hẹp Bộ trưởng kinh tế ASEAN; Một số cuộc họp SOM của 3 trụ cột cộng đồng; Hội thảo thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối ASEAN... đặt nền móng cơ bản cho cả năm...
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 lan rộng và diễn biến phức tạp, biên giới nhiều nước bị đóng cửa, đi lại hạn chế, các chuyến bay bị hủy bỏ. Hội nghị cấp cao 36 dự kiến tổ chức trực tiếp trong tháng 4 phải lùi đến cuối tháng 6, chuyển sang tổ chức trực tuyến. Các hoạt động hợp tác của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bị ảnh hưởng; 299 hoạt động bị hoãn, hủy hoặc phri chuyển đổi cách làm. Tất cả các quốc gia phải dồn lực, tập trung ứng phó với dịch bệnh.
Ứng phó với tình hình trên, ngày 14/4, hội nghị cấp cao đại biểu ASEAN đã họp trực tuyến, ra tuyên bố chung; Kịp thời lập quỹ ASEAN về ứng phó dịch bệnh Covid-19, lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp của ASEAN, xây dựng Quy trình chuẩn về ứng phó dịch bệnh của ASEAN, xây dựng kế hoạch phục hồi sau dịch bệnh của ASEAN. Trên cương vị Chủ tịch năm ASEAN, Việt Nam cũng thực hiện hỗ trợ khẩu trang, thiết bị y tế, kít xét nghiệm cho tất cả các nước ASEAN.
Tại khóa tập huấn, đại diện Bộ Công Thương đã trình bày chuyên đề Sáng kiến và giải pháp phục hồi kinh tế ASEAN trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 và bối cảnh dịch Covid-19.
Theo đó, Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã có 13 sáng kiến, ưu tiên kinh tế, với lộ trình tiến hành như: Xây dựng Chỉ số Hội nhập số ASEAN; Chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượn theo hướng tương lai bền vững; Thiết lập hệ thống thông tin thống kê đồng bộ và thống nhất về phát triển bững vững của ASEAN; Xây dựng lộ trình, giải pháp nhằm tiếp cận, thúc đẩy sản xuất thông minh; Thông qua Bộ nguyên tắc hướng dẫn thực thi (IPG) của khung chính sách thanh toán ASEAN… Một số giải pháp cụ thể như: Duy trì cam kết mở cửa thị trường về thương mại và đầu tư hiện tại; Kiềm chế áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại không cần thiết…
THẢO HƯƠNG